Sự cố bùn vi sinh dễ mắc phải

Bùn vi sinh là quần thể sinh vật rất hữu dụng trong phương pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi cấy sẽ gặp phải một số sự cố không mong muốn nhưng cũng không thể tránh khỏi. Việc sớm phát hiện và có các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết và quan trọng để bùn vi sinh có thể tiếp tục phát triển.

Người tạo: Admin

Sự cố bùn vi sinh trong quá trình nuôi cấy bùn vi sinh là những lỗi kỹ thuật không ai muốn mắc phải nhưng lại xảy ra rất thường xuyên và thường gặp.

Đây là những sự cố rất dễ xảy ra nếu như không có sự theo dõi sát sao và chăm sóc kỹ lưỡng của người vận hành. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều lý do khách quan bên ngoài cũng như các yếu tố bên trong của vi sinh vật ảnh hưởng gây nên các sự cố trong quá trình nuôi cấy.

Những sự cố này phần lớn thường rất dễ nhận thấy bằng mắt thường do đều có các dấu hiệu đặc trưng. Một số sự cố phải qua biện pháp đo lượng các chỉ số kỹ thuật liên quan mới có thể phát hiện. Tuy khó khăn là vậy nhưng các sự cố kỹ thuật này lại rất dễ khắc phục nếu được phát hiện kịp thời vì phần lớn các sự cố này ai cũng có thể mắc phải và các biện pháp khắc phục đều đã được nghiên cứu và hướng dẫn rất chi tiết bởi các chuyên gia. Nếu chưa biết đến các biện pháp khắc phục, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về các sự cố thường gặp khi nuôi cấy bùn vi sinh và cách khắc phục.

sự cố bùn vi sinh
Sự cố bùn vi sinh trong xử lý nước thải

Sự cố bùn vi sinh - Bùn vi sinh và vai trò của chúng là gì?

Bùn vi sinh trong xử lý nước thải là tập hợp những quần thể vi sinh vật khác nhau tạo thành một khối kết dính có dạng bóng, màu nâu xám và có kích thước từ vài chục đến vài trăm micromet. 

Chúng là những hỗn hợp các quần thể sinh vật khác nhau có thể kể đến như Protoza, tích trùng, loài nấm, vi khuẩn và các loại động thực vật không xương sống. Trong đó, vi khuẩn là thành phần cấu tạo chủ yếu và là nhóm vi sinh vật quan trọng nhất trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn được chia làm 8 nhóm sau: 

- Alkaligenes – Achromobacter

- Arthrobacter bacillus

- Cytophaga – Flavobacterium

- Pseudomonas – Vibrio - Aeromonas

- Achromobacter

- Pseudomonas

- Enterobacteriaceae

- Hỗn hợp E Coli, Micrococcus

Bùn hoạt tính là biện pháp sinh học để xử lý nước thải một cách hiệu quả. Khi được tính toán đưa vào nước thải với công thức và liều lượng nhất định, nó có khả năng phân hủy tốt các chất hữu cơ như: BOD, N, P và tận dụng chính các chất này làm nguồn dinh dưỡng, giúp làm sạch nước nhanh chóng.

bùn vi sinh trong xử lý nước thải
Bùn vi sinh trong xử lý nước thải

>>> Xem thêm: Cho thuê xe bồn chở bùn vi sinh uy tín - LH: 0933 450 825

Sự cố bùn vi sinh - Các dạng bùn vi sinh thường gặp

Trong hệ thống xử lý nước thải gồm có các dạng bùn vi sinh: hoạt tính hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí. Đối với từng loại nước thải khác nhau sẽ có loại bùn vi sinh thích hợp với đặc tính của bông bùn, màu bùn thay đổi khác nhau.

Bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí

Bùn vi sinh hiếu khí dùng cho các loại bể như: bể Aerotank, bể MBR,…

➥ Đặc điểm của bùn hiếu khí:

+ Mang màu nâu nhạt, hơi sáng màu.

+ Lơ lửng và sau đó sẽ chuyển sang trạng thái bông bùn. Các bông bùn lúc này có khối lượng nặng hơn nước nên nósẽ lắng xuống dưới đáy.

➥ Điều kiện để bùn vi sinh tồn tại trong bể:

+ Độ pH được duy trì ở khoảng 6,5 – 8,5

+ Nồng độ DO: Cần chú ý giữ nồng độ này ở khoảng 2 – 4mg/l vì vi sinh không thể sống được nếu như thiếu oxy.

+ Nhiệt độ tốt nhất để vi sinh vật phát triển mạnh là từ 20 – 30 độ C và sẽ chết nếu như nhiệt độ vượt 40 độ.

+ Luôn giữ nồng độ, tốc độ tuần hoàn ở mức trung bình.

+ Chú ý đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng của 3 thành phần N:P:BOD là 5:1:100. Có thể bổ sung những nguyên tố vi lượng khác như Ca, Fe, K, Mo,…

Bùn vi sinh thiếu khí

Bùn vi sinh thiếu khí được dùng cho bể anoxic và có các đặc điểm sau:

+ Màu nâu, có phần hơi sẫm màu hơn so với bùn hiếu khí.

+ Khi quan sát kỹ trong bể sẽ thấy bông bùn hoạt tính thiếu khí có các bọt khí nằm bên trong. Sau khi lắng 30 phút, kích cỡ những bọt này sẽ to dần. Do có khối lượng nhẹ hơn nước nên các bông bùn sẽ nổi lên mặt nước.

+ Ngoài ra, dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ hoặc thổi bông bùn thì chúng sẽ bị vỡ ra, trở thành những bọt khí gồm khí N không mùi, không màu, không vị.

Bùn vi sinh kỵ khí

Bùn vi sinh kỵ khí được sử dụng trong các khu vực bể kỵ khí nhằm xử lý các chất thải có trong đó.

➥ Đặc điểm:

+ Màu đen

+ Cho bùn kỵ khí vào các dụng cụ chứa như chai, can. Khoảng 1 – 2 ngày sau sẽ thấy hiện tượng các dụng cụ này phồng lên do khí Metan được tạo thành từ trong bùn gây ra. Nếu đốt khí hình thành bởi bùn sẽ xuất hiện ngọn lửa màu xanh khá đẹp.

+ Có 2 dạng khác nhau là bùn khí lơ lửng và bùn dạng hạt. Trong đó:

• Bùn kỵ khí lơ lửng: Máy khuấy trộn vận hành tạo thành dòng chảy lơ lửng trong khu bể kỵ khí.

• Bùn hạt: Có bông bùn to và tốc độ lắng nhanh. Vi sinh vật sẽ phát triển tốt hơn khi bùn hạt càng lớn.

➥ Điều kiện để bùn vi sinh kỵ khí sống được trong bể:

+ Tỷ lệ dinh dưỡng giữa N:P:COD là 5:1:350

+ Độ pH giữ trong khoảng 6,5 – 7,5

+ Nhiệt độ không quá 35 độ C

+ Nguồn nước của bể không chứa chất độc hại trong đó

các dạng bùn vi sinh
Bùn vi sinh hoạt tính

Sự cố bùn vi sinh thường gặp

Trong quá trình nuôi cấy vi sinh sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải đôi khi sẽ xảy ra các sự cố do có sự thay đổi của nước thải đầu vào, chế độ vận hành không ổn định. Sau đây sẽ là các su co bun vi sinh thường gặp và cách khắc phục.

Trong bể lắng có hiện tượng bùn nổi

► Hiện tượng:

Bùn tại bể lắng nổi lên từng mảng hay nổi lên từng cục có màu đen hoặc màu nâu. Bùn nổi trôi lẫn vào dòng nước đầu ra và làm mất bùn.

► Nguyên nhân:

Trong nước thải có chứa nhiều vi sinh vật Nitrosomonat và Nitrosbacto oxy hóa Amoni thành Nitrat. Khi bùn vi sinh qua bể lắng, bùn lắng dưới đáy của bể lắng. Khi bùn lắng lại, vi sinh vật tiêu thụ hết lượng DO có trong dòng nước thải, lúc đó vi sinh vật bị thiếu khí tiêu thụ lượng oxy trong NO3 (khử Nitrat tạo thành khí Nitơ trong bông bùn), lúc này bông bùn trở nên nhẹ hơn nước và nổi lên trên bề mặt bể lắng tạo thành hiện tượng bùn nổi.

Các yếu tố dẫn đến bùn bị nổi trên bề mặt bể lắng:

- Thời gian lưu bùn lâu.

- Trong nước thải sau bể Aerotank tồn tại nhiều Nitrat.

- Còn sót lại lượng COD sau xử lý Aerotank.

► Cách khắc phục: 

Tạm thời khắc phục bằng cách tăng lượng bùn tuần hoàn nhằm không để bùn nằm trong bể lắng lâu, hạn chế các vùng chết (bùn không được bơm về. Sau đó kiểm tra tính chất của nước thải đầu vào và kiểm tra hiệu quả xử lý Nitrat (khử Nitrat) tại bể vi sinh thiếu khí (Anoxic).

su co bun vi sinh
Sự cố bùn nổi

Sự cố bùn màu nâu đen, bọt màu trắng nổi bọt to có bùn trên bề mặt các bọt nổi

► Hiện tượng:

Bọt trắng nổi trên bề mặt bể xen lẫn bọt trắng có bùn vi sinh bám trên mặt bọt, đo chỉ số SV thì thấy có 1 lớp bùn nổi trên mặt.

 ► Nguyên nhân:

Vi sinh vật bị chết và tiết ra các chất nồng, hình thành nên các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh chết sau đó sẽ bám lên các bọt khí này.

 ► Cách khắc phục:

Ngay lập tức phải cứu lượng vi sinh vật hoạt tính còn lại trong bể sinh học hiếu khí bằng cách tiến hành tắt sục khí và để lắng trong 1 tiếng, sau đó bơm nước thải ra (nhằm ức chế vi sinh vật). Tiếp tục bơm nước thải sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra.

Sự cố bùn lắng chậm, bùn mịn, nước thải sau lắng 30 phút có màu vàng

► Hiện tượng:

Bùn lắng chậm và nổi váng màu vàng trên bề mặt bể. 

► Nguyên nhân:

Bùn vi sinh hoạt tính bị mất hoạt tính (bùn mịn) do vi sinh vật thiếu thức ăn là các chất hữu cơ. Vi sinh vật vì thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không  thể phát triển bình thường, bùn rất mịn.

► Cách khắc phục:

Tăng tải lượng thức ăn cho vi sinh vật bằng cách:

- Tăng lưu lượng nước thải cần xử lý đầu vào.

- Bổ sung thêm các chất hữu cơ tự nhiên để vi sinh vật phát triển.

Sự cố nổi bọt trắng

► Hiện tượng:

Bùn vi sinh nổi bọt trắng là hiện thượng bọt to, nổi nhiều tăng dần tới đầy cả mặt bể. Khi đó người vận hành phải tiến hành kiểm tra tính chất nước thải đầu vào.

► Nguyên nhân:

- Do sự quá tải trong giai đoạn đầu nuôi cấy vi sinh, cần điều chỉnh lưu lượng nước thải bơm vào.

- Lượng vi sinh hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí quá ít (dưới 10% tương đương MLSS <  1000mg/lít).

- Do trong bể xử lý sinh học hiếu khí có nồng độ chất hữu cơ cao (giá trị COD có trong bể vi sinh hoạt tính vượt quá khả năng xử lý của vi sinh vật hiếu khí rất nhiều lần (COD>1200mg/lít) COD 800 – 1000 nên vi sinh hiếu khí bị sốc).

- Xem xét nước thải đầu vào có các độc tố như: Javen dùng vệ sinh nhà xưởng, nước thải vào có nhiều chất hoạt động bề mặt,… không.

- Chế độ xả bùn không hợp lý nên nồng độ vi sinh trong bể thấp, dẫn đến hiện tượng quá tải.

► Cách khắc phục:

- Kiểm tra nồng độ vi sinh trong bể vi sinh – đo chỉ số SV 30 phút, độ pH, chỉ số DO. Nếu bùn vẫn lắng bình thường, SV không tăng hoặc giảm thì nguyên nhân có thể do nước thải đầu vào có nhiều chất hoạt động bề mặt (bọt trắng nổi như bọt xà phòng). Tiến hành sục khí, khuấy đều 30 phút – 1 tiếng, bọt sẽ giảm dần rồi hết, thường độ pH của nước thải cao ≥8;

- Nếu SV 30 quá thấp so với bình thường, cần bổ sung thêm lượng vi sinh vật trong bể bằng cách mua thêm bùn vi sinh hoặc các chế phẩm sinh học, hoặc giảm lưu lượng nước thải đầu vào.

- Bề mặt bể vi sinh có bọt trắng xoá và bùn đen là do nước thải đầu vào quá bẩn, dẫn đến hiện tượng quá tải. Lúc này bạn cần giảm lưu lượng nước thải đầu vào. Tính toán sao để tỷ lệ F/M = 0,2 – 0,3.

bùn vi sinh nổi bọt trắng
Sự cố bùn nổi bọt trắng

>> Xem thêm: Bùn vi sinh và ứng dụng trong xử lý nước thải sinh học

Sự cố bùn vi sinh là lỗi kỹ thuật không ai mong muốn khi nuôi cấy và sử dụng bùn. Mong rằng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp bạn có cách xử lý thích hợp khi gặp phải những sự cố. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay hotline: 0933 450 825 để được hỗ trợ và tư vấn 24/7.

Tags: sự cố bùn vi sinh, su co bun vi sinh, bùn vi sinh trong xử lý nước thải, các dạng bùn vi sinh, bùn vi sinh nổi bọt trắng, bùn vi sinh chết.

Tin cùng chuyên mục

Bình luận